Truyền thuyết về thời mở đất đảo phú quốc.
Công ty phú quốc xin chào kể một số giai thoại về đảo phú quốc.
Truyền thuyết về thời mở đất ở Phú Quốc, chúng ta thấy tương đối sớm là truyền thuyết về đá chữ, truyền thuyết về Bà Kim Giao, Đồng Bà và những con trâu rừng. Truyền thuyết về việc khai thác huyền và trầm hương. Thời mở đất của Phú Quốc tương đối dài nên việc xác định truyền thuyết thời mở đất chấm dứt khi nào cũng khá khó khăn. Ở đây, chúng ta có thể kể về việc khai phá, xây dựng xóm ấp và cả một thời kỳ dài khai thác đảo để có diện mạo như hôm nay.
Truyền thuyết về Bà Kim Giao, Đồng Bà và các cọc trâu, những con trâu rừng, truyền thuyết về đá chữ đã được nhắc đến trong phần địa danh dân gian. Một phần khá lớn truyền thuyết gắn với sự kiện mở đất đều khá trùng với truyền thuyết về địa danh dân gian, bởi khi đặt tên một địa điểm nào đó, người ta thường dựa trên một đặc điểm hay một sự kiện nào đó, mà những sự kiện ấy lưu truyền từ đời này qua đời khác bị biến dạng đi thành những truyền thuyết. Đồng thời cũng có không ít trường hợp người sau sáng tác ra một sự kiện nào đó để giải thích cho địa danh, một sự vật, hiện tượng.
Trong việc khai thác huyền và trầm hương còn để lại một số câu chuyện rất gần với sự thật đã trở thành truyền thuyết. Chúng ta biết rằng vùng Rạch Tràm Phú Quốc có mỏ huyền, mà chất huyền ở đây được thế giới đánh giá là rất tốt, từ đó có một số người nước ngoài về đây khai thác huyền, chủ yếu là người Hà Lan, Trung Quốc. Vào lúc đó, huyền là một loại nguyên liệu hiếm và quý, mà việc vào Rạch Tràm với nhiều loài thú dữ, rừng thiêng, nước độc để khai thác huyền không phải là chuyện dễ dàng. Từ đó có những cuộc tranh cướp nhau giữa những người khai thác. Người dân Phú Quốc và Hà Tiên còn truyền khẩu về một cuộc cướp huyền trên biển làm cho nhiều người Tây Dương chết, thuyền chìm trôi dạt về các đảo.
Về nghề khai thác trầm hương cũng không kém phần gian khổ, có những chuyện kể về người đi tìm trầm ở trong rừng Bắc đảo Phú Quốc bị chết vì rừng thiêng, thú dữ. Hiện nay, loài cây có thể sinh ra trầm hương vẫn còn khá nhiều trên đảo Phú Quốc, có những người Campuchia sang lén lút khai thác trầm, nhưng chỉ là gỗ chứ không phải trầm lõi, trầm chính phẩm. Hầu hết số người khai thác này đều bị lực lượng Biên phòng, Kiểm lâm bắt giữ, tịch thu. Người ta còn kể về những người đi tìm trầm ngày xưa bị trăn quấn, bị cọp vồ, bị ma làm cho lạc lối... Nhìn chung, những câu chuyện truyền thuyết này thường có một mô týp chung với những vùng rừng thiêng ở các nơi khác.
- Truyền thuyết gắn với Gia Long:
Trên bước đường bôn ba phục quốc của mình, Nguyễn Ánh không ít lần ghé và trú ngụ tại đảo Phú Quốc. Nếu Nguyễn Ánh không trở thành một vị vua đầu tiên của triều Nguyễn thì sự kiện ông ở Phú Quốc sẽ ít người nhắc đến. Nhưng vì sau đó, Nguyễn Ánh đã trở thành vua Gia Long và triều Nguyễn đã dành cho Phú Quốc những chính sách khá ưu đãi nên dấu ấn của Nguyễn Ánh khá đậm đà trên đảo và có những truyền thuyết về vị "Chân mệnh thiên tử’ này. Có những truyền thuyết gắn với sự thật lịch sứ, cũng có những câu chuyện thêu dệt, gán ghép để tôn vinh vị vua này mà chúng ta có thể thấy ở rất nhiều nơi trên vùng đất Nam bộ, đó là: Câu chuyện về Giếng Ngự hay giếng Gia Long, chuyện về chiếc ngai vua, về sự tích mũi ông Đội, chuyện về bầy cá hộ tống, bảo vệ vua, chuyện về một cơn bão cứu vua thoát nạn... Hầu hết các câu chuyện đó đều nói lên rằng Gia Long được trời phù hộ phục quốc. Nhưng có câu chuyện về bà thứ phi Phi Yến thì lại có màu sắc khác: “Tương truyền khi Nguyên Ánh về đến Phú Quốc, ông cho người cầu viện quân Pháp giúp mình đánh lại Tây Sơn, bà thứ phi Phi Yến tên thật là Lê Thị Răm đã can ngăn nên Nguyễn Ánh không hài lòng và bạc đãi bà. Phi Yến có người con tên Cải (Hoàng tử Cải), không may, Hoàng tử Cải bệnh chết, Nguyễn Ánh càng ghét bỏ bà. Khi Nguyễn Ánh dời quân đi đã bỏ bà lại, coi như là đày bà vì tội cãi lại lệnh vua. Từ đó, người ta cho rằng câu ca dao: "Gió đưa cây cải về trời, Rau răm ở lại chịu lời (đời) đắng cay" có xuất xứ từ Phú Quốc và để nói về việc bà thứ phi tên Răm này. Hiện nay, tại chùa Sùng Hưng có một ngôi miếu đặt bài vị thờ bà Phi Yến, nhân dân coi bà là người yêu nước, sáng suốt, không muốn có việc nhờ thế lực ngoại bang tạo cảnh tang thương cho nước nhà. Thực ra câu ca dao trên không thể nói một cách chắc chắn là để nhắc sự kiện hoàng tứ Cải và bà Phi Yến, chẳng qua có sự trùng hợp về một loài cải hoang mà ta gọi là cải “trời" giống như kim thất nấu canh ăn rất ngon và cây rau răm mà thôi. Câu ca dao này có xuất xứ từ trước của Việt Nam, rất phổ biến ở các tỉnh phía Bắc. Có lẽ ai đó đọc câu ca dao trên rồi gắn với sự kiện Gia Long ở Phú Quốc.
- Truyền thuyết gắn với Nguyễn Trung Trực
Sau chiến thắng vang dội tiêu diệt đồn Kiên Giang năm 1868, thực dân Pháp đánh chiếm lại đồn, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực phải lui về Hòn Chông rồi ra Phú Quốc xây dựng căn cứ kháng chiến. Sau đó, thực dân Pháp đưa quân ra Phú Quốc bao vây, đánh chiếm, Nguyễn Trung Trực đã phải nạp mình để cứu dân. Sự kiện vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực xây dựng căn cứ kháng chiến ở Phú Quốc đã để lại một dấu ấn khá sâu đậm trong lòng nhân dân Phú Quốc, từ đó, nhiều chuyện kể, truyền thuyết về nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã được lưu truyền. Nhưng cũng có một số người do quá yêu mà thêu dệt thêm, hoặc gán ghép một số địa danh với cuộc kháng chiến của nghĩa quân Nguyễn Trung Trực.
Cho đến hôm nay, khi ra đến Phú Quốc, chúng ta còn nghe kể về câu chuyện Nguyễn Trung Trực đặt con ở bọng cây sao với nải chuối vàng để nếu có ai đó gặp mang về nuôi giúp. Truyền thuyết này gắn với truyền thuyết về Bà lớn - tướng Lê Kim Định - sanh con thiếu sữa rồi chết. Thậm chí cách đây không lâu có người còn muốn tìm lại nải chuối vàng của ông Nguyễn. Về sự kiện Nguyễn Trung Trực rơi vào tay giặc cũng có nhiều truyền thuyết khác nhau. Có người cho rằng do Huỳnh Công Tấn bắt mẹ của ông, rồi vì chữ hiếu, ông phải ra nộp mình. Cũng có truyền thuyết cho rằng Huỳnh Công Tấn bắt giết dân, mỗi ngày giết 10 người, do đó, vì thương dân, không muốn dân phải chết oan uổng nên ông phải ra. Cũng có truyền thuyết cho rằng ông đã bị bắt sau một trận ác chiến với quân thù. Về việc tự ra nộp mình, truyền thuyết cho rằng ông tự trói mình bằng dây rau muống biển... Sau khi Nguyễn Trung Trực bị hành hình, các truyền thuyết về cái chết của ông, về sự hiển linh của Nguyễn Trung Trực cùng nghĩa quân làm cho quân Pháp mất ăn, mất ngủ, về việc nghĩa quân cướp xá cũng được truyền tụng trong nhân dân Phú Quốc.
- Truyền thuyết về những nhân vật có tiếng khác
Ngoài truyền thuyết về một nhà sư vân du để lại một bài kệ trên vách đá mà ta biết chắc chắn đó là sự hư cấu của người dân, ở Phú Quốc có sự kiện đốc phủ sứ Ngô Minh Chiêu, quận trưởng Phú Quốc được Cao Đài Tiên ông khai thông huệ nhãn để khai sáng đạo Cao Đài mà ông được gọi là anh cả trong 12 phái tiên thiên. Sự kiện chỉ diễn ra vào thập niên 20 của thế kỷ 20, chưa đủ độ dày về thời gian để ông thành một nhân vật huyền thoại, nhưng Ngô Minh Chiêu cùng với những truyền thuyết về sự khai sáng một tôn giáo mới ở miền Nam quả đáng cho chúng ta tìm hiểu. Phú Quốc cũng có một nhân vật rất đáng cho chúng ta nhắc đến như là một hiện tượng về tính cách hài hước trong dân gian. Đó là ông Xã Dóc mà những người lớn tuổi của Phú Quốc vẫn còn nhắc đến. Xã Dóc tên thật là gì thì chúng tôi chưa tra ra được, nhưng vào thập niên 30 của thế kỷ 20, ở Phú Quốc có một viên xã trưởng tính tình rất vui nhộn, ông hay cường điệu những việc làm của mình cũng như hay kể chuyện cường điệu về quê hương, sản vật địa phương... Từ đó, người dân địa phương gọi ông là ông Xã Dóc, có nghĩa là ông xã nói dóc. Ông cũng tự hào về biệt danh được nhân dân đặt cho mình. Mô týp truyện kể của ông XÃ/DÓC rất gần với một số nhân vật ở Nam bộ như ông Ó ở Bến Tre, Bác Ba Phi ở Cà Mau. Điển hình như việc ông vượt biển từ Phú Quốc về Hà Tiên bằng mai con vít, về các mẻ cá trúng, về các con vật ìớn quá kích cỡ, về sự thâm nghiêm của núi rừng Phú Quốc, về các loài cây to, về sự giàu có của Phú Quốc và vùng biển Hà Tiên, Phú Quốc... Nhìn chung, chúng ta có thể thấy các truyện kể của Xã Dóc mang tính lạc quan và sự tự hào về quê hương giàu đẹp của mình. Tiếc rằng chuyện ông Xã Dóc kể và chuyện kể về ông Xã Dóc không được ghi chép lại một cách có hệ thống và đầy đủ để lưu truyền lại cho hậu thế.
Cách An Thới độ vài cây số có một ngôi miếu trên một triền dốc, nhân dân địa phương gọi là miễu Cô Sáu, dốc ấy gọi là dốc Cô Sáu. Ngời ta đồn rằng Cô Sáu rất linh thiêng, có những đêm trăng, người ta thấy Cô Sáu hiện về dạo chơi trên dốc. Cô còn phù hộ cho những ai thành tâm, tin tưởng Cô. Cho đến nay, không ai còn biết sự tích về Miêu Cô Sáu, nhưng nhân dân cứ cúng bái và coi đó như là một vị nữ thần gần giống như tục thờ bà ở các nơi khác.
Sự thật là vào khoảng năm 1950, Cô Sáu là một giáo viên tại Rạch Giá, Cô là con nhà giàu có, cha cô là một công chức trên đảo Phú Quốc. Trong một lần đáp máy bay ra thăm cha, máy bay bị tai nạn rơi tại dốc ấy, nhiều ngời bị chết. Sau đó, nhân dân địa phương thường thấy một cô gái mặc áo dài trắng hiện về trong những đêm khuya nên cất miếu thờ cô.
Vào khoảng đầu thế kỷ 20, vùng đất Tây Nam bộ xuất hiện những “ông đạo", đó là những ngời tu hành theo một kiểu gì đó, không hẳn theo một tôn giáo nào, nhưng hầu hết là rất hiền lành, sống đạm bạc hoặc vân du đây dó. Tại Hàm Ninh cũng xuất hiện một ông đạo như thế, ông cất am sống trên núi, rất ít quan hệ với nhân dân địa phương. Thỉnh thoảng ông mang xuống núi một mớ củi, vài loại hoa quả để đổi lấy gạo muối mang về. Đặc biệt là ông không đòi tiền, ra giá những thứ mình mang xuống mà để người sử dụng tự mang gạo muối hay thức ăn gì đó đổi lấy cho ông, người ta cho thứ gì ông cũng lấy, bao nhiêu cũng được nên nhân dân gọi ông là “đạo Đụng", tức là đụng gì dùng nấy, không dòi hỏi. Người dân Hàm Ninh cũng rất quí ông nên ông cũng không đến nỗi thiếu thốn. Một thời gian sau, người ta không thấy ông xuống núi nên lên tìm thì thấy ông đã chết tự lúc nào.
Viết bình luận
Bạn đã gửi bình luận thành công. Xin cảm ơn!